Chủ nghĩa tân hiện thực tấn công John_Mearsheimer

John Mearsheimer là người cổ võ hàng đầu cho thuyết chủ nghĩa tân hiện thực tấn công. Nó là một lý thuyết cấu trúc, không giống như chủ nghĩa hiện thực cổ điển của Hans Morgenthau, đặt tiền đề nhấn mạnh về sự cạnh tranh an ninh giữa các cường quốc trong hệ thống quốc tế vô tổ chức, mà không đặt nặng bản chất tự nhiên của con người của các chính khách và các nhà ngoại giao. Khác với một lý thuyết cấu trúc khác về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực phòng thủ của Kenneth Waltz, chủ nghĩa tân hiện thực tấn công cho rằng các quốc gia không thỏa mãn với quyền lực mà họ được giao cho, luôn bành trướng quyền lực vì an ninh, bởi vì cấu kết của hệ thống quốc tế là vô chính phủ đưa tới những khích lệ cho các quốc gia tìm cơ hội để giành quyền lực trên phí tổn của các quốc gia cạnh tranh khác.[13] Mearsheimer tóm tắt quan điểm này trong cuốn sách của ông được xuất bản 2001, The Tragedy of Great Power Politics:

"Mặc dù khó mà ước định được bao nhiêu quyền lực là đủ cho hôm nay và ngày mai, các cường quốc công nhận rằng cách tốt nhất để bảo đảm sự an ninh của mình là giành quyền lãnh đạo bây giờ, để mà loại bỏ những thử thách có thể xảy ra bởi một cường quốc khác. Chỉ có một quốc gia mà không được lãnh đạo đúng đắn mới bỏ lỡ cơ hội để giành quyền lực trong hệ thống quốc tế bởi vì nó nghĩ là nó có đủ quyền lực để tồn tại.[14]"

Trong thế giới này, không có cái gọi là "nguyên trạng" (status quo) quyền lực, vì theo Mearsheimer, "Một cường quốc mà có lợi điểm về quyền lực thường ứng xử hung hăn hơn, bởi vì nó có khả năng và khích lệ để làm như thế." Ông ta loại bỏ lý thuyết hòa bình dân chủ, mà tuyên bố rằng các nước dân chủ không bao giờ, hay hiếm mà gây chiến tranh với nhau.

Mearsheimer không tin rằng một quốc gia có thể làm bá chủ toàn cầu, bởi vì có quá nhiều lãnh thổ cũng như quá nhiều đại dương mà ông cho là sẽ ngăn cản quyền lực một cách hiệu quả như những con hào khổng lồ bảo vệ thành trì. Vì vậy ông tin tưởng rằng các quốc gia chỉ có thể đạt được bá quyền từng vùng. Thêm nữa, ông lý luận rằng các quốc gia sẽ tìm cách ngăn ngừa các quốc gia khác trở nên bá chủ một vùng, để khỏi xía vào chuyện nội bộ của mình. Còn các quốc gia mà đã thành bá chủ một vùng, như Hoa Kỳ, sẽ ứng xử như một nước muốn cân bằng lực lượng ở các vùng khác, chỉ can thiệp vào nếu các nước mạnh ở các vùng đó không thể ngăn ngừa sự nổi dậy của một bá chủ. Trong một bài thuyết trình 2004, Mearsheimer khen ngợi sử gia Anh E. H. Carr về quyển sách ông viết 1939,The Twenty Years' Crisis, và lý luận rằng Carr đã chính xác khi ông tuyên bố quan hệ quốc tế là một tranh đấu của tất cả các nước chống lại nhau, luôn đặt quyền lợi nước mình lên trên hết.[15] Mearsheimer khẳng định là quan điểm của Carr vẫn còn giá trị cho năm 2004 cũng như năm 1939, và phàn nàn về ý tưởng lý tưởng hóa vấn đề trong quan hệ ngoại giao mà chiếm số đông trong giới hàn lâm Vương quốc Anh.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: John_Mearsheimer http://books.google.com.au/books/about/Conventiona... http://www.boston.com/bostonglobe/ideas/articles/2... http://www.slate.com/id/2280346/pagenum/all/ http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2012/0... http://globetrotter.berkeley.edu/people2/Mearsheim... http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0006.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0014.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0017.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0020.pdf http://mearsheimer.uchicago.edu/pdfs/A0035.pdf